Điều phục ý 05



MÃ DỤ - VÍ NHƯ NGỰA


Thường tự điều phục mình
Như dừng ngựa bất kham
Tự chế ngự được mình
Mong giải thoát gốc khổ.

Ý hai câu kệ 1 và 4 :

Thường tự điều phục mình

Những cái khổ mà ta cưu mang:

Những cái khổ kể trên là do chúng ta chưa từng điều phục mình, sửa trị mình, củng cố đời sống mình, nên mang khổ cho mình.

Mong giải thoát gốc khổ

Để vượt khổ không gì hay bằng là ngay bây giờ điều phục tâm của ta qua cách:

Làm được ba điều trên thì gốc khổ được đoạn tận.


Như ngựa cho vua cưỡi
Vật quí của quốc gia
Tỳ kheo khéo điều phục
Đoạn sạch mọi triền phược.

Đoạn nầy có sự liên hệ đến Xuất Diệu Kinh :

Một hôm Kỳ Bà, một ngự y danh tiếng vào thời Thế Tôn, chuyên trị bệnh cho chư tăng và Thế Tôn ở thành Xá Vệ, thỉnh Thế Tôn cùng với 500 vị A La Hán đến để thọ trai. Tuy nhiên ông không thỉnh thầy Bản Đặc vì nghĩ rằng thầy nầy quá dốt, học ba năm không thuộc câu kinh. Đến giờ chuẩn bị thọ trai, ngự y Kỳ Bà đem nước đến mời Thế Tôn rửa tay. Ấn Độ có văn hoá là ăn bằng tay (ăn bốc), Thế Tôn nói “Không, Ta không rửa tay”

Kỳ bà: Bạch Thế Tôn, Tại sao? Ngài không thọ trai ư?
Thế Tôn: Đúng! Vì ông rất là kỳ thị ông coi thường một vị tăng sĩ đệ tử Như Lai đó là Bàn-Đặc, cho nên ta không có thọ trai. Chừng nào mời Bàn Đặc vào đây thì ta Thọ trai.
Kỳ bà: Bạch Thế Tôn, đó là vị tỳ kheo dốt nát, thiểu năng, học một câu kệ 3 năm học không thuộc thì con thỉnh làm gì?
Thế Tôn: Ta không bận tâm gì về cái chuyện thuộc kinh hay không, dùng cái tâm bình đẳng cung kính mời đủ 500 thầy Tỳ kheo đến đây Ta mới thọ trai.

Trước đó Thế Tôn có bảo ngài Anan báo với Bàn Đạc rằng nếu Kỳ Bà không thỉnh ông vào, thì tới giờ thọ trai ông hãy vận thần thông đưa bát tới. Thế là tới giờ thọ trai ngài Bàn Đặc đưa cánh tay dài dâng bát đến Thế Tôn để đón thức ăn của thí chủ. Kỳ bà mất hồn thấy cánh tay dài vàng chói từ phương trời nào không biết đưa bát đến Thế Tôn.

Kỳ bà: Bạch Thế Tôn, tại sao thầy Bàn Đặc hôm nay đặc thù như vậy?
Thế Tôn: Bàn Đặc mới vừa chứng A La Hán quả, đầy đủ thần thông.

Thế là ngự y Kỳ Bà lật đật quay về tinh xá đảnh lễ, thỉnh ngài Bàn Đặc đến pháp hội của 500 vị Tỳ kheo chúng tăng. Sau thời thọ trai, chư tăng tham vấn Bạch Thế Tôn về lý do mà ông ngự y Kỳ bà lại kỳ thị một vị Tỳ kheo như vậy? Thế Tôn kể lại câu chuyện có liên hệ đến câu kệ 1 và 2 ở Đoạn 02 như sau:

“Trong thời quá khứ, có lần ngự y Kỳ bà là một lái buôn ngựa, đưa đàn ngựa 500 con đi qua một vương quốc kia để bán, dọc đường có con ngựa cái sinh ra con ngựa con. Ông lái buôn nghĩ rằng con ngựa con này sẽ làm trở ngại cho chuyến đi rất là dài của đàn ngựa, cho nên cho ông cho không con ngựa con cho người nông dân ở một làng quê. Thế rồi đưa 500 con ngựa tới cung vua, thì hoàng đế bảo rằng ngài là một nhà chuyên môn, nghe tiếng ngựa kêu là biết loại ngựa nào. Ngài biết trong đàn có một con ngựa vừa sinh ra ngựa co; đó là loại quý nhất trong đàn ngựa này. Nếu ông lái buôn không đem con ngựa đó về cung vua thì không mua đàn ngựa. Nếu có con ngựa con vua sẽ mua con ngựa đó giá trị bằng 500 con ngựa và cũng lấy luôn đàn ngựa 500 con. Thế rồi, thông tin này lại lọt vào tai của người nôngdân kia và ông ta lợi dụng thời cơ, đòi giá tiền con ngựa con bằng với giá 500 con ngựa thì mới bán lại. Ông lái buôn đành chịu thua và mua con ngựa con bằng giá bầy ngựa 500 con.

Thói tật này là một loại tập khí còn dư lại, nên đời này ông mời 500 vị Tỳ kheo đến cúng dường, nhưng mà loại trừ bớt Bàn Đặc ra, không cung kính, không mời cúng dường. Điều này cũng cho chúng ta bài học là mình không biết chủng nhân của ai ra sao. Những người, mình thấy dường như là người thiểu năng, khù khờ ngu ngơ, nhưng thật tình không biết được kiếp trước họ làm gì. Tốt nhất trong đời sống tu, nếu chúng ta có ít công phu thiền tập, thì nên dùng con mắt bình đẳng (nhất mục bình đẳng) nhìn khắp thiên hạ.”


Chỉ người khéo điều phục
Tâm lành như ngựa thuần
Giống như đại tượng vương
Tự điều là tối thượng.

Đại tượng vương:

Ở Phi Châu, mỗi một bầy voi đều có một con đầu đàn. Nó quan sát, lắng nghe và biết kẻ địch ở nơi nào để tránh. Nó biết khi nào cái lạnh sắp về, để dẫn đầu đàn voi đi qua hàng trăm dặm đường dài, tìm những nơi đồng cỏ khi mùa Đông đến. Nó có sự thông minh vượt trội trong một bầy voi. Con người cũng như vậy, anh không thể đạt đến mức độ tu hành, khi tâm thức anh còn ở ngưỡng cửa bình thường. Anh phải là người có cái chất liệu của công phu tu trong quá khứ, có chất liệu trí tuệ hiểu được Phật pháp, có năng lực nhất định thì mới có khả năng điều phục được thân tâm.

Đại ý:

Tự điều phục tâm ý là pháp tối thượng để đoạn trừ tất cả khổ.

I. Hai hạng người ở thế gian

A. Hướng ngoại

Do vì không có tu tập, trình độ tri thức không đủ thâm sâu, đời sống chưa trải nghiệm nhiều. 

1. Thành phần thứ nhất

Dạng chung chung của thành phần xã hội

2. Thành phần thứ hai

Biết tu tập, lật ngược lại cái nhìn và cách sống của thành phần thứ nhất.

B. Hướng biết tu tập

II. Một đạo nhân

A. Phải là người chính trực

Tự nhận biết mình (mình như thế nào thì chấp nhận mình như thế ấy)

B. Đạt đến giá trị đúng nghĩa

1. Một đời sống không phí phạm

2. Hoàn thiện sự tu tập từng ngày một

III. KẾT

  1. Người ngoài nhìn ta thế nào không quan trọng (theo cảm tính, văn hóa và ký ức của họ về ta). Người có tu tập thực sự là người biết tự nhìn lại và nhận biết mình một cách chân thật.
  2. Không dễ để điều phục tâm đạt đến giai vị Hiền Thánh nếu không thiết lập nền tảng vững chắc từ pháp học và pháp hành của Thánh giáo.


Publié le : 16-01-2024 - 16:54