Tuy là người luyện ngựa
Khéo điều phục ngựa hoang
Giỏi điều phục voi mạnh
Không bằng tự điều phục.
Ngựa voi không điều phục
Không thể cưỡi đi đâu
Chỉ có voi ngựa thuần
Đi đến nơi mong muốn.
Tâm ý không chế ngự
Không đến nơi mong muốn
Chỉ có tâm điều phục
Mới đoạn tất cả khổ.
Tâm không được điều phục
Không đến nơi mong muốn
Chỉ có tâm điều phục
Đi trên đường Niết bàn.
Đại ý :
Dù giỏi điều phục mọi thứ bên ngoài cũng không bằng người khéo điều phục và luyện lọc tâm. Đây mới là việc chính của người tu tập.
I. Để điều phục tâm
A. Biết mặt thực của đời sống
(những thăng trầm trong cuộc sống)
Anh nếu biết, cuộc đời là thế ấy,
Còn gì đâu vướng bận ở lòng anh.
Ai cười vui năm trước,
Ai khổ đau tháng này,
Ai tiền rừng bạc bể,
Ai bát cơm khó đầy,
Ai vinh quang tột đỉnh,
Ai tủi nhục cùng đồ?
Dòng đời cứ trôi, trôi qua mãi,
Năm tháng mang đi, một kiếp người.
Hòa Thượng Trúc Lâm,
1. Mệt mỏi phấn đấu, tranh giành, thù hận
Tâm ta như thế nào thì hoàn cảnh sống sẽ như thế ấy, tâm tạo nhiều ác hạnh thì sẽ:
Chuốc nghiệp ác
Giảm tuổi thọ
Đời sống bất hạnh, và
Gây ra bất hạnh cho con cháu (đời cha ăn mặn, đời con khát nước)
2. Những nấc thang giá trị trong cuộc sống mà bao người đang mệt mỏi trèo lên
Giá trị cuộc sống ở nhân gian là tương đối vì tất cả đều ở trong vòng sinh diệt.
Mọi việc đều có thể đến, đi. Giàu chưa chắn hạnh phúc vì sẽ có người giàu hơn.
3. Những hoạn họa, tai ương, khốn khổ do con người gây ra?
Mặt thật cuộc đời là xung đột để làm cân bằng, rồi để đi đến xung đột mới.
4. Chuyện gì xảy ra sau đó?
Chuốc thêm nghiệp.
Giảm tuổi thọ.
Làm khổ mình.
Làm khổ người.
B. Bên sau của đời sống hổn độn
(tập hợp của nhiều vấn đề, nhiều tâm thức)
1. Hai điều có thể xảy ra
Tiêu cực: Tâm thức luôn lo âu, buồn phiền, bất an.
Tích cực: Do có nền tảng tri thức và tâm lành nhất định.
2. Con đường kẻ si (kém trí, mê mờ) chọn
“Ăn miếng trả miếng” kéo dài thành vòng tròn nhân quả khép kính. Đây là quy luật của nghiệp thức luân hồi.
3. Con đường người trí (biết tự quyết đời sống) chọn
Người có tri thức, tâm lành và biết tu học có trách nhiệm nhất định với mình, với người và xã hội.
4. Con đường của hiền thánh đi
Do có chủng nhân lành, có nhân duyên tu tập, nên gắn kết đời mình với tam bảo. Điều kiện bên ngoài không làm cho họ thối chí nản lòng, lui bước trên đường tu.
II. Từ tay thợ khéo đển một nghệ sĩ chân chánh
A. Nhìn quanh ta
1. Để trở thành tay thợ khéo
Do thực hành lâu để thành thói quen là một chặng đường dài.
2. Một nghề kiếm sống, một nghề cao quý
Tùy theo văn hóa từng người, không tùy thuộc vào vị trí giữa nhân gian như thợ nề, thợ mộc hay bác sĩ, nghệ sĩ. Họ xem tác phẩm của mình làm ra là một tác phẩm nghệ thuật từ bàn tay khéo và tâm hồn đặt vào đó.
Người tu cũng vậy, họ không “kiếm tiền” để xây chùa mà tùy thuộc vào sự dụng tâm của họ.
3. Từ môt người bình thường trở thành người sống đời cao quý
Tùy vào cái nhìn (nhận thức từ mức độ luyện lọc tâm) của một người vào đời sống như thế nào, thì đời sống họ dâng lên như thế ấy.
Khi làm bất cứ việc gì thì tâm họ tràn đầy niềm vui.
B. Những nghệ sĩ thật sự
1. Nghệ sĩ thực thụ đặt trên nền tảng tâm thức
Có nét độc đáo, thông tuệ, điêu luyện thiên phú (qua nhiều kiếp), có khả năng diễn tả từ trái tim. Tác phẩm của họ vượt thời gian, vượt không gian, đánh động tâm thức con người qua nhiều thời đại.
Khi tâm thức có khuôn mẫu chân, thiện, mỹ ra sao thì đạt giá trị ra vậy. Người lãnh đạo đất nước mà có được ba khuôn mẫu trên cũng là nghệ sĩ.
Người tu cũng vậy, thiền sư có công trình hiến tặng thì dòng tu kích thích con người hướng thượng và hướng thiện.
2. Quà tặng của họ ở nhiều cấp độ
Tùy theo cấp độ tâm thức của nhân gian, người ta mới nhận ra cấp độ của tâm có điều phục.
3. Người ta dễ bước vào giới thẩm mỹ
Người nghệ sĩ khi bước vào mức độ chân, thiện, mỹ ra sao thì họ có giá trị ra vậy.
Người tu dễ bước vào giới thẩm mỹ do tâm họ lắng, nỗi lo âu phiền muộn về đời sống của họ nhẹ và do học thánh giáo Như Lai nên cách nghĩ suy, cách sử dụng ngôn ngữ và hành động của họ kề cận với chất chân, thiện, mỹ.
C. Người luyện tâm thật sự
Khi niềm đam mê nhất định sinh khởi trong ta, thì ta yểm ly dục lậu, đoạn trừ phiền não, chấm dứt tử sinh.
1. Bản chất của tâm
Điều khó khăn nhất trong nhân gian là điều phục tâm, vì:
Căn bản để đi vào công phu hành trì là từ tiệm tu đến kiến tánh từ pháp thân hành niệm qua theo dõi hơi thở, từ 15 đến 30 rồi 40 phút; nếu không thực hành được thì không vào được Thiền Nguyên Thủy. Đây cũng là nền tảng để đi vào Tứ thiền, Bát định.
Theo ngài Ấn Thuận, mọi nền tảng của Thánh đạo đều đặt trên niệm thân đi vào. Thân là nơi 8 thức (Nhãn, Nhĩ, Tỷ, Thiệt, Thân, Ý, Mạt-na và A-lại-ya thức) có mặt trên hình hài sinh diệt. Khi niệm Thân được thì mới có cơ may đi vào niệm Thọ (nhìn được cảm xúc đến đi), niệm Tâm (nhìn được tâm hành) và niệm Pháp (nhìn được vạn pháp đang sinh diệt).
Truyền thống Phật giáo từ quá khứ đến nay khi bước vào chùa thọ giới sa di là phải học thuộc lòng “Tỳ Ni Nhật Dụng” (Tỳ Ni Nhật Dụng - Thích Phước Tịnh (matthuongnhindoi.org) vì những điều nầy dẫn dắt thân đi vào thiền định.
3. Cánh cửa đại thừa
Thiền Nguyên Thủy là nền tảng để đi vào Tứ thiền, Bát định, là cánh cửa dắt vào thiền Đại thừa giúp ta nhận ra rằng mọi thứ sinh ra từ thân đều có mặt ngay nơi tâm. Tâm ta sinh ra sơn hà đại địa, sinh ra hình hài nầy và cũng sinh ra cảnh giới của chư Như Lai. Nhìn ra vạn pháp đều là gợn sóng của ý thức sinh diệt. Khi đi vào thiền định và tâm đủ sáng đủ lặng, thì mới có khả năng nhìn ra tâm ta sinh ra vạn pháp, tâm huyển hóa không thực. Khi đạt đến thấy của thiền Đại Thừa mới nhận rằng năng lực tâm quan sát như tiếng vang, như hơi gió, chỉ có danh mà không có thực thể. Bản chất của tâm theo thiền Đại thừa là lực sống của vũ trụ vạn hữu, nó làm thành cảnh giới của cành cây, là cỏ, của con người trên mặt đại địa và cũng làm thành cảnh giới của mười phương chư Như Lai. Đến đây thì mới thể ngộ được thể rỗng lặng tịch nhiên, bát ngát của giáo lý Đại thừa.
4. Con đường của thiền Đốn Ngộ
Từ thiền Nguyên Thủy đi vào thiền Đốn Ngộ là dễ nhất. Đó là con đường từ tâm điều khiển tâm; nói cách khác là kiến tánh rồi tiệm tu.
Câu truyện ngài Huệ Khả tham vấn Tổ Bồ Đề Đạt Ma Huệ Khả: Tâm con bất an, xin Thầy an tâm cho con. Tổ Đạt Ma: Đem tâm bất an ra ta an cho. Huệ Khả: Con tìm hoài không thấy tâm bất an ở đâu. Tổ Đạt Ma: Ta an tâm cho ông rồi đó.
Chúng ta cũng có thể có phút giây tỉnh ngộ như ngài Huệ Khả, nhưng lại không tin. Hãy ghi nhớ rằng “khi ngộ được tâm thì đi ngược lại thực tập thiền Nguyên Thủy.
III. Kết
Con đường luân hồi thì vô tận, nhưng con đường luyện lọc tâm thì hữu tận. Tuy nhiên con đường Niết bàn này không dành cho người không đủ lực đam mê và bền chí.
Hãy biết yểm ly nỗi khổ, trước khi nói đến chuyện lên đường.