Điều phục ý 03



MÃ DỤ - VÍ NHƯ NGỰA


Nhiếp niệm giữa buông lung
Tỉnh giác khi mê mờ
Như lương mã trong bầy
Bỏ ác thành Hiền thánh.

Nếu người biết tàm quí
Sẽ thành tựu trí tuệ
Dễ tiến tu đạo nghiệp
Như người thúc ngựa giỏi.

Điều phục ngựa thuần thục
Vua có thể sử dụng
Tự điều là Hiền nhân
Đáng nhận sự kính ngưỡng.

Đại ý :

Biết tàm quí, luôn nhiếp niệm điều phục những tâm hành buông lung, ác tập, tăng trưởng tuệ, thành tựu giá trị bậc Hiền thánh giữa nhân gian.

I. Không buông lung trong điều kiện buông lung

A. Ta có bao nhiêu điều kiện buông lung

1. Điều kiện nội tại

Sức mạnh vô đối của nghiệp lực là phần sâu sắc nhất

2. Điều kiện ngoại tại

Hoàn cảnh sống, bạn bè, của cải

Ba yếu tố của ngoại tại khiến ta không thể dừng lại. Phải là người khéo tu tập, điều phục tâm mới dừng lại được ba điều trên.

3. Nhu cầu tự nhiện của đời sống

Tóm lại, ta có quá nhiều điều kiện để thả đời mình trong sinh tử.

B. Người trí có thể dừng khi xe đang lao dốc

1. Có trí tuệ hơn người

2. Có bản lĩnh và tham vọng hơn người

3. Có quyết tâm thành tựu sự nghiệp lớn

4. Có nền tảng tâm thức thánh nhân

II. Tỉnh thức và khéo điều phục

A. Tỉnh thức và tinh cần

Tập sống với năng lực tâm quan sát

  1. Thực tập sống chánh niệm trong mọi sinh hoạt hàng ngày và rút ngắn dần khoảng cách giữa hai năng lực quan sát của tâm, để thời gian thực hành chánh niệm ngày một dài hơn, từ lúc thức đến khi ngủ.
  2. Khi ngày và đêm, việc thực tập chánh niệm thành một vòng tròn viên mãn thì chỉ mới đạt được 50% việc duy trì sự tỉnh thức khi thân còn khỏe mạnh.
  3. Khi thân kề cận cái chết (tứ đại phân ly) mà vẫn trú được trong tâm quan sát thì năng lực tĩnh thức và tinh cần mới viên mãn.

B. Người hiền lời được kính trọng

1. Người điều phục được tâm

“Năng điều vi nhơn hiền, Nãi thọ thành tín ngữ.”

2. Ta có thể thực tập những loại ngôn ngữ sử dụng

Thời Thế Tôn tại tiền và đang ở trong một trú xứ thì có con quỷ La sát đến bảo: Cồ đàm đi ra. Thế Tôn đáp: Thưa hiền giả, tôi đi ra. La sát; Cồ đàm đi vô. Thế Tôn đáp: Thưa hiền giả, tôi đi vô. Sau ba lần hỏi đáp như trên. La sát nói tiếp: Ta sẽ hỏi một câu, nếu Cồ đàm không trả lời được, ta sẽ nắm chân thảy ra ngoài. Thế Tôn: Không ai có thể nắm chân Như Lai thảy ra ngoài.

Ghi nhớ: Khi ta sử dụng ngôn ngữ trân trọng, thương yêu thì người sẽ hoàn tác lại cho ta. Khi ta điều phục được lời nói thì ta sẽ điều phục được thân và tâm.

III. Kết

  1. Người tu có trí lự (sự tính toán, cân nhắc nghiêm túc) có thể xây nền cho sự thành tựu vô đối của mình từ công trình tu tập.
  2. Có chút tàm quí đã có thể trở thành người lương thiện trong đời sống bình thường. Có tàm quí nơi tâm người tu dễ trở thành bậc Thầy trí tuệ và đạo hạnh.


Publié le : 26-12-2023 - 16:11