Nhẫn hoà tâm đắc định
Đoạn trừ mọi khổ não
Từ đây trú nơi định
Như ngựa khéo điều phục
Đoạn sân đắc vô lậu
Như ngựa khéo điều phục
Bỏ ác đạt an lạc
Sau thọ sinh cõi trời.
Đại ý :
Điều phục tâm, tu tập nhẫn nhục hòa ái, trừ sân đoạn ác, được an lạc, sau thọ sinh cõi trời.
Theo kinh văn Nikaya và A Hàm : Các vị thánh đệ tử của Thế Tôn như ngài Mục Kiền Liên, Kiều Phạm Bát Đề, Kỳ Bà, Liên Hoa Sắc tỳ kheo ni đều có thể lên thiên giới khi cần.
I. Nhẫn và Hòa (nhẫn tượng trưng cho sự hòa hợp)
A. Bài học về sự hòa ái
1. Đức của thiên nhiên
Vận hành hòa điệu (hài hòa và phân bố công bằng) là nền tảng
sinh trưởng của mọi vật hữu vi.
Chia đều trong một chu kỳ khép kính như ngày và đêm; đổi thay
vận hành theo nhịp nhất định.
Có sự tương nhượng nhất định, nuôi dưỡng và hủy diệt.
Nếu không có ba đức trên thì trái đất nầy sẽ không tồn tại. Cơ thể ta
và đời sống tu của ta cũng như vậy.
2. Sự hòa điệu của đời sống
Động vật và thực vật hoang dã
Động vật có khả năng hòa điệu với thiên nhiên, biết khi Hè về hay Đông đến.
Thực vật cũng vậy, nên chúng có khả năng bảo dưỡng đời sống hơn con người.
Con người cũng cần có sự tương nhượng nhất định.
Tín hiệu tốt nhất phát ra từ tiếng nói của cơ thể. Hãy lắngnghe cơ thể của mình (đất, nước, gió, lửa có hòa điệu) thì mới có khả năng điều hòa được đời sống. Tâm thức cũng cần hòa điệu với cơ thể. Đây là sự hòa điệu mà người tu tập cần phải biết, không nhẫn thì không hòa. Do vậy, khi lập gia đình người ta trao nhau chiếc nhẫn, để tự nhắc nhở rằng cuộc
sống gia đình cần hài hòa, tương nhượng thì mới đem đến hạnh phúc.
Đời sống xã hội, văn hóa loài người đều đặt trên nển tảng hòa điệu. Nếu thiên trọng về một hướng, nghiêng về sự phát triển, quên đi quá khứ hình thành của tổ tiên hay theo đuổi dục lạc, quên đi đạo làm ngươi là tự tiêu hủy mình, đồng thời huỷ phá nền văn minh xã hội.
3. Hòa ái tự thân
Điều hòa tứ đại: Tứ đại biết tự phân việc với nhau.
Hòa điệu giữa xúc cảm và trí tuệ : Có trí tuệ mà không có cảm xúc thì luôn tính toán, trong đầu chỉ có toàn con số. Xúc cảm mà không có trí tuệ sẽ gây ra trầm luỵ khổ đau.
Vươn đến đời sống tâm linh (từ bi và tuệ giác) : Đời sống nầy không dành cho người thiểu trí và khô khan.
B. Nhẫn là nền tảng của hòa ái và các thiện pháp
1. Chuẩn mực cho đời sống
Trong một tổ chức, trong gia đình và trong già lam tự tiện, nhẫn là nền tảng cho sự thuận hòa và cảm thông.
2. Tương nhượng nhau để tồn tại và phát triển
Đây là căn bản đạo đức chuẩn mực. Đạo đức xây dựng một quốc gia tiến bộ, văn minh có tam quyền phân lập (lập pháp, hành pháp và tư pháp).
3. Chấp nhận (có nhẫn) và độ lượng (có hòa ái)
Đời sống gia đình mà thiếu hai đức trên sẽ dễ làm thành sự tan vỡ.
Nhẫn và độ lượng tạo thành sự hài hòa trong một tăng đoàn.
C. Để làm được (có nhẫn nhục và hòa ái)
1. Có trải nghiệm đời sống
Do đã từng bị khó khăn, thất bại vì không biết thương nhượng, khiêm tốn với nhân viên hay đồng nghiệp.
2. Đạt chiều cao của sự tiến bộ trong đời sống
Nếu chưa từng trải nghiệm trong kiếp nầy thì có thể đã có kinh nghiệm từ những đời trước, nên biết sống với lòng độ lượng, bao dung; tuy nhiên, nếu không biết vun bồi thì đặc tính nhẫn, hòa có thể bị lung lay hay đổi thay.
3. Đi vào chiều hướng tâm linh
Chiêm nghiệm đời sống qua quan sát sự thành công, thất bại của người và mình.
Phát triển trí tuệ qua công trình học Phật (nghe chánh pháp, đọc tụng Kinh văn) và giúp người.
Khi đoạn được ác, phiền não, khổ ưu sẽ dễ dàng thành tựu vô lậu trí.
II. Điều phục tâm đắc định
A. Những thành tựu ngoại vi từ công phu tu tập nhẫn và hòa
1. Sống nơi nào cũng bình an, tịnh lạc
Không bị chống trái, loại trừ, không bị gây khó khăn.
Là chất xúc tác, làm cảm hứng cho đại chúng (tăng, ni chúng).
Mang lại niềm vui, cảm hứng cho người (Phật tử).
2. Hạnh phúc tự thân
Hòa và nhẫn đem lại sự an lạc cho người có hai đặc tính nầy.
3. Món quà mọi tổ chức đang cần
Hòa và nhẫn có khả năng gắn kết mọi người lại với nhau từ gia đình ra xã hội, đến quốc gia.
4. Sức mạnh thu phục nhân tâm vô địch
Nhu hòa và nhẫn nhục là sức mạnh kỳ vỹ, rất cần cho những tu sĩ muốn nghiêng vai gánh vác sự nghiệp độ sinh.
B. Công trình thành tựu nội chứng
1. Con đường không phải ai đi cũng đến
Con đường tu tùy thuộc vào tuệ căn, phước lành trong quá khứ. Nếu trong nội tâm có nhiều nhẫn lực và sự hòa ái thì mọi chướng duyên trên đường tu không ngăn cản được.
2. Tùy vào công phu nhu hòa, nhẫn nhục của hành giả
Công phu nầy càng lớn, cao và sâu bao nhiêu thì, công trình hoằng
pháp sẽ dễ thành tựu bấy nhiêu.
3. Chưa sạch lậu hoặc nhưng lợi ích vô đối (không gì bì được)
Nếu không thành Thánh thì tối thiểu cũng được ba lợi ích sau:
* Lợi ích cho tự thân: Đi đến đâu cũng được yêu thương, quý kính.
* Lợi ích cho xã hội: Khi họ có mặt ở đâu thì nơi đó trở thành an bình cho chùa viện tổ chức sinh hoạt.
* Lợi ích cho đạo: Những người nầy là biểu trưng cho đạo đức, chánh pháp, cho sự hưng thịnh của tăng già. Với họ, hoằng pháp là làm hoàn thiện tính cách người tu.
4. Thành tựu định tuệ
Luôn ở trong trạng thái bình hòa, ổn định nên đi vào định rất dễ. Do tâm không phân tán nên tuệ có mặt.
Hiển thị trong đời sống bình thường. Công phu nhiếp chúng, độ sinh gây cảm hứng cho người đi vào công trình tu tập qua cách đứng đi, nói cười của họ.
III. Kết
Mọi pháp học, pháp hành của Phật dạy đều đặt trên nền tảng điều phục tâm.
Mỗi kiếp sống là một cơ hội cho người có tuệ căn biết phát triển sự nghiệp tu (phát triển trí tuệ, thành tựu các Ba La Mật)
Một người tu thật sự có thể hiện đời chưa chứng thánh quả nhưng họ biết cách sống không phí phạm một kiếp.