Như ngựa được dạy thuần
Luôn đi theo ý người
Tín giới và tinh tấn
Định tuệ sẽ đầy đủ.
Đắc pháp “đệ nhất nghĩa”
Lợi ích vô cùng tận
Nhất tâm tu hoà nhẫn
Vượt thoát khổ luân hồi.
Điều phục ý như người luyện ngựa. Ý được điều phục sẽ phát triển năm loại sức mạnh thành tựu pháp chân thật, vượt thoát khổ ưu, thành tựu giải thoát.
Ngũ căn
Tín, Tấn, Niệm, Định, Tuệ. Năm phần nầy luôn tương tác với nhau. Khi thành tựu được năm nền tảng căn bản nầy, sẽ có đủ sức mạnh (ngũ lực) để nâng đời sống ta từ phàm lên thánh.
Điều phục
Mã sư
Thế Tôn hỏi: Ông làm thế nào để điều phục ngựa hoang?
Mã sư đáp: Con dùng roi, nếu không được thì năn nỉ dỗ ngọt; có khi vừa dùng voi vừa dỗ ngọt.
Thế Tôn: Nếu ba cách trên không xong thì ông làm sao?
Mã sư: Con sẽ giết con ngựa đó vì nếu không nó sẽ làm hư cả bầy ngựa.
Rồi mã sư hỏi lại Thế Tôn: Ngài dạy đệ tử như thế nào ?
Thế Tôn đáp: Cũng như ông thôi, ta dùng ngôn ngữ dịu ngọt, ngôn ngữ cứng rắn và đôi khi cả hai loại ngôn ngữ vừa dịu ngọt vừa cứng rắn.
Mã sư: Nếu người đệ tử không sửa thì sao?
Thế Tôn: Thì ta mặc tẩn (khai tử khi còn sống). Khi tăng hay ni sống không hòa hợp với tăng đoàn hay ni đoàn, thì không được tham dự vào sinh hoạt chung.
Hãy nhìn lại mình, mình cũng cần ba phương pháp trên (cứng rắn, dỗ ngọt hay vừa cứng rắn vừa dỗ ngọt) để điều phục tâm. Nếu mình không điều phục được tâm, thì phải biết rằng mình đang khai tử mình.
Đệ nhất nghĩa
Chân đế (chân lý): nền tảng chân chính từ giáo pháp Phật dạy, không thay đổi theo thời gian, địa điểm, đặt nền tảng từ nghiệp thức chúng sinh trên đại địa, như Pháp sinh diệt, Tứ đế (khổ, tập, diệt và đạo đế).
Tục đế (chân lý ước lệ): thang giá trị có mặt từ văn hóa, lịch sử; có thể đúng với dân tộc nầy mà không đúng với dân tộc khác, do khác biệt về tôn giáo và đổi thay theo chu kỳ và trình độ văn hóa của con người.
Pháp duyên khởi bao gồm chân đế, tục đế, đệ nhất nghĩa đế (trung đạo).
Một trăm năm sau khi Thế Tôn niết bàn, học thuyết Long Thọ (Đại thừa thủy giáo - ban đầu-) có mặt. Các vị luận sư bảo rằng “đệ nhất nghĩa” hàm nghĩa “bất nhị pháp môn”, tức là không có pháp đối đãi, còn gọi là “Trung đạo đệ nhất nghĩa đế” kéo dài đến khi Thiền tông Trung Hoa ra đời và hàm ý đạt đến “Niết bàn rỗng lặng tịch nhiên” hay “khoách nhiên vô thánh”. Đó cũng là câu trả lời của Tổ Bồ Đề Đạt Ma cho câu hỏi “Thế nào là thánh đế đệ nhất nghĩa?” của vua Lương Võ Đế.
A. Tâm viên ý mã
B. Các cách điều phục
Ngọt ngào, mềm mại
Hãy tự nhủ đời sống không dễ kiếm, nhất là trên đất Mỹ. Hãy tự hỏi xem mình muốn gì: giàu có, danh vị, hạnh phúc. Có khi mình phải bôn ba, cực khổ để tạo lập, rồi mình có đem theo được gì khi ra đi không?
Hãy buông xuống tất cả những phiền trược lo âu, hân thưởng đời sống với sự an lạc trong tâm.
Trách mắng, trừng trị
Hơn bảy mươi tuổi đời mà vẫn còn đểm tâm vướng mắc vào ái nhiễm, dục lậu, luôn gợi lại những chuyện sầu khổ năm xưa có ích lợi gì đâu!
Hãy luôn tự nhủ lòng mạng sống rất mong manh và mình có thể chết bất cứ lúc nào.
Vận dụng cả hai
Diệu ngọt vỗ về, thỉnh thoảng lại răn đe “mi mà cứ gợi lại chuyện xưa để giận hờn, thì ngồi đó giận đi, ta không nấu cơm cho ăn”. Tuy nhiên chỉ dọa thôi, chứ đừng làm thiệt vì sẽ nguy hiểm. Mất một sinh thân nầy thì đừng mong có lại cơ hội sống như hiện tại, được gặp chánh pháp và được học với Thầy,
II. Thành tựu pháp chân thật
A. Từng bước một đi vào
Mình đã sống với pháp sinh diệt qua hằng hà sa kiếp luân hồi, hãy dành trọn vẹn những ngày còn lại trong kiếp nầy học tập và thực hành pháp thiền “Tứ Niệm Xứ”.
Đều đặn thực hành từng bước một trên đường tu tập. Không nôn nóng, không vội vàng, nhưng nhất định không bỏ cuộc.
B. Luôn nuôi dưỡng pháp học, pháp hành
Đừng quên rằng nền tảng pháp học vững bao nhiêu thì pháp hành vững bấy nhiêu. Hãy làm mọi việc bằng sự cẩn trọng nhất định. Hãy thực hành bước đầu tiên của thiền Tứ Niệm Xứ là quan sát thân hành:
Thay đổi một thói quen không dễ, hướng thượng dắt dẫn ý thức phàm nhân đến thành đạt thánh tuệ không thể xảy ra với tâm thức buông xuôi theotập khí và dục lậu (còn đồng nhất với buồn vui thì không có cơ may đoạn trừ dục lậu).
Giá trị đời sống của mỗi người dâng lên tuỳ vào sự thuần hoá tâm của mỗi cá nhân.
Publié le : 25-12-2023 - 17:21